Quy định về Phòng cháy chữa cháy trong văn phòng làm việc năm 2023

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho các tòa nhà văn phòng có gì khác biệt với nhà dân? Và các tòa nhà văn phòng đã thực sự áp dụng đúng các tiêu chuẩn này chưa? Đây là những câu hỏi liên tục được đặt ra trong những ngày qua. Khi mà ở riêng thủ đô Hà Nội những ngày gần đây đã liên tiếp xảy ra tình trạng hỏa hoạn. Vậy tiêu chuẩn PCCC cho văn phòng là gì và chúng được áp dụng ra sao trong không gian làm việc? Idesko sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho văn phòng là gì?

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn. Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Sau đó được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tùy thuộc vào loại hình xây dựng hoặc công năng sử dụng của tòa nhà. Tiêu chuẩn PCCC yêu cầu các tính năng cần đạt được yếu tố bảo toàn tính mạng cũng như tài sản tại đó. Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đang làm việc tại các tòa nhà văn phòng cao tầng. Đây là nơi có số lượng người tập trung cùng một thời điểm lớn, nguy cơ cháy nổ cao. Vì thế mà các tòa nhà văn phòng cần có tiêu chuẩn PCCC rất nghiêm ngặt.

Pccc 9
Lắp đặt hệ thống PCCC tại các tòa nhà văn phòng

Quy định về tiêu chuẩn PCCC được kiểm soát ngay từ khi thi công và xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Nơi đặt trụ sở văn phòng phải được trang bị hệ thông PCCC đủ tiêu chuẩn mới được phê duyệt. Đây cũng là công đoạn cần nhiều thời gian nhất trong quá trình kiến tạo văn phòng. Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng bao gồm những điều sau đây.

1. Trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với văn phòng

Tiêu chuẩn PCCC yêu cầu các tòa nhà văn phòng trang bị hệ thống báo cháy tự động theo tiêu chuẩn TCVN 3890:2009. Hệ thống báo cháy tự động cần đảm bảo:

  • Phải có khả năng phát hiện đám cháy trong thời gian ngắn nhất
  • Phát đi tín hiệu cảnh báo chính xác và nhanh chóng
  • Cần đảm bảo độ tin cậy của bộ báo cháy tự động

Pccc 4

Ở các tòa nhà văn phòng hạng A, hệ thống báo cháy kết hợp với hệ thống chữa cháy tự động. Hệ thống này không chỉ có khả năng phát hiện báo động cháy mà còn có khả năng điều khiển hoạt động chữa cháy tạm thời, bao gồm thiết bị phun nước. Báo động và chữa cháy tạm thời phải được thực hiện đồng thời.

Chủ đầu tư và Ban quản lý tòa nhà cần phải kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống ít nhất 2 lần mỗi năm để đảm bảo hoạt động tốt nhất. Sự kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng sẽ đảm bảo hệ thống luôn hoạt động một cách hiệu quả và tin cậy.

2. Trang bị đầy đủ bình chữa cháy tại các tòa nhà văn phòng

Theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3890:2009, các khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải được trang bị bình cứu hỏa. Cần bố trí một bình cứu hỏa trong khoảng cách từ 50 – 150m2. Ngay cả khi có hệ thống chữa cháy tự động, vẫn cần trang bị bình cứu hỏa nhỏ. Điều này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và tài sản trong trường hợp cháy xảy ra. Bình cứu hỏa không nên được tập trung ở cùng một vị trí, mà cần được phân bố đều trong từng khu vực một cách hợp lý.

Pccc 3
Bố trí bình cứu hỏa trong tòa nhà văn phòng

Đặc biệt, các vị trí quan trọng trong tòa nhà cần được đặt ít nhất 2 bình cứu hỏa. Mật độ bình cứu hỏa cần được điều chỉnh tùy theo mức độ nguy hiểm của khu vực:

  • mức độ nguy hiểm thấp: từ 150m2/bình
  • mức độ nguy hiểm trung bình: 75m2/bình
  • mức độ nguy hiểm cao: 50m2/bình

3. Trang bị cửa chống cháy và lối thoát hiểm an toàn

Ở các tòa nhà văn phòng, đặc biệt là tòa nhà cao tầng, lối thoát hiểm an toàn là yếu tố cần thiết. Cửa trong các lối thoát hiểm như hành lang tầng, phòng chờ và sảnh luôn phải được mở. Tòa nhà văn phòng hạng A yêu cầu ít nhất 2 lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn và chỉ những tòa nhà đáp ứng đủ yêu cầu này mới được cấp giấy phép hoạt động.

Với các tòa nhà cao từ 15m trở lên, cửa lối thoát hiểm phải được làm từ vật liệu chống cháy. Cửa vào và ra của buồng thang bộ phải có cơ chế tự đóng và khe cửa cần được kín chặt. Các cánh cửa trong buồng thang bộ phải có khả năng mở trực tiếp ra bên ngoài và không thể tự đóng lại, không cần kín khe cửa. Các cửa trong lối thoát hiểm của các gian phòng và hành lang cần là loại cửa chống cháy, có khả năng tự động đóng và kín chặt khe cửa.

Pccc 2

Các loại cửa này luôn được để mở trong quá trình sử dụng và được trang bị cơ chế tự đóng trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

4. Thiết kế họng nước đặt cố định trong tòa nhà văn phòng

Đối với tòa nhà cao tầng, cần phải bố trí 1-2 họng nước chữa cháy ở vị trí cố định. Lưu lượng nước tại các họng nước này phải đạt ít nhất 2,5 lít/giây. Vị trí đặt họng nước nên nằm gần lối đi, hàng lang, sảnh của tòa nhà để dễ dàng tiếp cận. Tâm của họng nước cần nằm cách mặt sàn 1,25m để đáp ứng tiêu chuẩn.

Mỗi họng nước chữa cháy phải được trang bị van khóa vững chắc. Đầu họng nước cần có lăng phun nước và cuộn vời mềm theo chiều dài, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995.

Pccc 1

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, vai trò của con người là rất quan trọng. Ý thức tuân thủ các quy định an toàn PCCC luôn cần được đặt lên hàng đầu.

Xem thêm: Văn phòng làm việc có cần làm thẩm duyệt nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy hay không?

Idesko cung cấp dịch vụ “chìa khóa trao tay” từ thiết kế đến thi công tổng thể. Nếu quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với Idesko theo thông tin dưới đây:

Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Hoàn Mỹ (IDESKO)