Các loại gỗ công nghiệp và ứng dụng trong sản xuất nội thất
Gỗ công nghiệp là xu hướng được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất hiện nay. Chất liệu này được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ, ứng dụng đa dạng và giá thành vừa phải. Vậy gỗ công nghiệp là gì và chúng được ứng dụng ra sao? Hãy cùng IDESKO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt gỗ và lớp bề mặt.
Phân theo cốt gỗ:
- MDF
- HDF
- Gỗ ván ép
- Gỗ ván dăm (MFC)
Phân theo vật liệu phủ bề mặt:
- Sơn bệt
- Phủ Melamine
- Acrylic
- Phủ Laminate
- Veneer
2. Đặc điểm của từng loại gỗ công nghiệp phân theo cốt gỗ
2.1. Gỗ MDF là gì?
MDF (Medium Density Fiberboard) tức là ván sợi mật độ trung bình. Nguyên liệu chính của cốt gỗ MDF là các loại gỗ vụn, cành – nhánh cây…được cho vào máy nghiền nhỏ thành các sợi gỗ. Có 2 loại chính là loại thường (lõi màu gỗ) và loại chịu ẩm (lõi xanh).
Ván gỗ MDF là loại ván gỗ mịn, chỉ cần nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy được độ nhẵn nhụi và bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Ván gỗ MDF có khả năng kết hợp đa dạng với các vật liệu phủ bề mặt Melamine, laminate, veneer… tăng thêm thẩm mỹ cho không gian.
Với công nghệ sản xuất phức tạp hơn nên gỗ ép MDF có giá thành cao hơn so với ván dăm, nhờ đó độ bền cũng sẽ cao hơn. Gỗ MDF dễ dàng tạo dáng cong cho sản phẩm đòi hỏi tính cầu kỳ.
MDF được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm nội thất văn phòng như: tủ tài liệu, bàn văn phòng, hộc tủ di động…
2.2. Gỗ MFC là gì?
MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard được hiểu là gỗ ván dăm trên bề mặt phủ một lớp nhựa Melamine để bảo vệ chống trầy xước, thấm nước và tạo tính thẩm mỹ.
Nguyên liệu chính làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn… Sau quy trình sản xuất, gỗ công nghiệp MFC được phủ lên bề mặt một lớp nhựa Melamine bảo vệ chống trầy xước, thấm nước và tạo tính thẩm mỹ.
Gỗ ván dăm lại được chia thành nhiều loại: Lõi trắng, lõi đen, lõi xanh (chịu ẩm). Đặc điểm nhận dạng của gỗ MFC chính là bề mặt không mịn, khi nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra.
Điểm giống nhau giữa MDF và MFC:
- Trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ các tác nhân gây ẩm mốc, mối mọt
- Không co ngót, nứt rạn, bề mặt phẳng mịn, độ bền tương đối cao
- MDF và MFC thường có 2 dạng: Loại thường và loại chống ẩm (lõi xanh)
- Được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất
Điểm khác nhau cơ bản giữa MDF và MFC:
Gỗ ván dăm MFC có bề mặt được phủ melamine, còn MDF là cốt gỗ chưa phủ bề mặt, tùy thuộc vào nhu cầu khi thành phẩm mà sẽ được phủ melamine, laminate, arylic hoặc sơn bệt. Bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt được 2 chất liệu này. Còn trong trường hợp cốt gỗ MDF đã được phủ bề mặt thì sao, cách đơn giản là bạn chỉ cần quan sát ở góc bản lề, vết khoét người ta thi công để nhận ra cốt gỗ bên trong
2.3. Cốt gỗ công nghiệp HDF là gì?
HDF là tên viết tắt của từ High Density Fiberboard. Là một trong những loại gỗ công nghiệp tốt với quy trình sản xuất khắt khe và tỉ mỉ.
Cấu tạo HDF: Sử dụng gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn keo chuyên dụng ép gia cường độ ép rất cao. Gỗ HDF có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và phụ gia.
Gỗ HDF được sản xuất trên quy trình hiện đại nên có rất nhiều ưu điểm như:
- Có khả năng cách âm và chịu nhiệt cao nên thường được sử dụng làm vách ngăn cho các phòng học, phòng ngủ….
- HDF có bề mặt gỗ nhẵn bóng, không gồ ghề
- Độ cứng cao và có khả năng chống ẩm tốt.
- Bên trong tấm HDF là gỗ xương ghép công nghiệp đã được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối mọt nên không dễ bị cong, vênh và nặng như gỗ tự nhiên.
- Gỗ HDF có khoảng 40 màu sơn để bạn lựa chọn và dễ dàng thay đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Gỗ HDF đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Khó phân biệt với MDF bằng mắt thường.
Ta có thể thấy HDF có độ bền, độ cứng, an toàn cao nhất trong các dòng gỗ công nghiệp, tuy nhiên giá thành lại cao nhất do vậy bạn cần cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí.
3. Đặc điểm của từng loại gỗ công nghiệp phân theo vật liệu phủ bề mặt
3.1. Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate có cấu tạo gồm 3 lớp, lớp phủ ngoài, lớp phim tạo màu và lớp giấy nền, được kết hợp bởi keo chuyên dụng, ép dưới nhiệt độ, áp suốt cao tạo nên liên kết chặt chẽ, vững chắc cao.
Laminate là một chất liệu bề mặt nổi bật được sử dụng rộng rãi trong trang trí bề mặt sản phẩm nội thất như bàn ghế, cầu thang, vách ốp, vách ngăn văn phòng…..được nhiều người ưa chuộng.
Hơn thế nữa, Laminate là chất liệu bề mặt nhân tạo có tính năng ổn định, màu sắc đa dạng đồng đều. Và có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước, chịu lửa, chống mối mọt rất tốt.
3.2. Bề mặt Melamine
– Cấu tạo gỗ công nghiệp phủ Melamine gồm: Lớp melamine có độ cứng và khả năng chịu nhiệt, họa tiết, màu sắc phong phú được dùng để ép lên mặt ván dăm MFC hoặc MDF.
– Melamine có tính chất: Có khả năng chịu nhiệt khá tốt, bề mặt chống chầy xước, có 2 loại phủ melamine là phủ 1 mặt hoặc 2 mặt.
3.3. Bề mặt Acrylic
Tấm Acrylic là một loại vật liệu dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Acrylic tên tiếng anh là Hi Gloss Acrylic dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Các dẫn xuất acrylic được thêm vào để tạo ra một loại vật liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, tên gọi này có ý nghĩa là “lấp lánh”, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên vốn có của nó.
Acrylic đứng đầu về độ bền, được biết đến là loại vật liệu của phong cách hiện đại, sang trọng. Có khả năng chịu nhiệt tốt, đàn hồi cao, có tính bóng. Màu sắc đa dạng và phong phú với 35 màu khác nhau: màu trơn, vân đá, vân gỗ,…. Có những tấm Acrylic dài đến 2,8m và được ứng dụng trong các đồ nội thất như tủ bếp, tủ áo kịch trần giúp không gian sang trọng, hoàn hảo.
4. Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất
Nhìn chung, gỗ công nghiệp khi làm đồ gỗ nội thất có những ưu điểm
– Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mối mọt như gỗ tự nhiên.
– Bề bặt phẳng nhẵn.
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine.
– Có số lượng nhiều và đồng đều.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
– Dễ thi công và thời gian gia công nhanh.
Tuy nhiên không thể phủ nhận những hạn chế
– Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên
– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
– Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
5. Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất
Do có nhiều ưu điểm vượt trội, giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên và có những khuyến cáo về việc tàn phá thiên nhiên. Chính vì thế nên gỗ công nghiệp ngày nay được sử dụng khá phổ biến trong việc sản xuất nội thất.
Hầu hết ở các lĩnh vực sản xuất nội thất, gỗ công nghiệp đều có thể đáp ứng tốt nhất. Gỗ công nghiệp được dùng để sản xuất nội thất văn phòng, nội thất gia đình và cả nội thất trường học.
Lời kết
Bài viết đã cung cấp đầy đủ về Gỗ công nghiệp và tính ứng dụng của chúng trong sản xuất nội thất. Hi vọng quý khách dễ dàng lựa chọn được vật liệu nội thất cho văn phòng của mình.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế thi công nội thất, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ ngay với Idesko.
IDESKO – Total solutions for spaces
Hotline: 0911 199 929
Địa chỉ: Tầng 6, số 19 An Trạch, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội