Quy định về tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy cho văn phòng năm 2024

Các quy định tiêu chuẩn về Phòng cháy chữa cháy trong văn phòng làm việc đã được cập nhật liên tục để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động và tài sản. Vậy tiêu chuẩn PCCC cho văn phòng là gì và chúng được áp dụng ra sao trong không gian làm việc? Cùng Idesko tìm hiểu những điểm nổi bật trong quy định tiêu chuẩn về PCCC cho văn phòng làm việc năm 2024 nhé!

1. Tiêu chuẩn PCCC là gì? Dựa trên căn cứ nào

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) là văn bản pháp luật do Cục Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn chịu trách nhiệm biên soạn. Dưới sự đề nghị của Bộ Công an và được thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Sau đó được công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tùy thuộc vào loại hình xây dựng hoặc công năng sử dụng của tòa nhà, tiêu chuẩn PCCC có các yêu cầu về kỹ thuật khác nhau cần đạt được. Đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đang làm việc tại các tòa nhà văn phòng cao tầng. Đây là nơi có số lượng người tập trung cùng một thời điểm lớn, nguy cơ cháy nổ cao. Vì thế mà các tòa nhà văn phòng cần có tiêu chuẩn PCCC rất nghiêm ngặt.

Ngày 28/02/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 261/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Phòng cháy chữa cháy.

Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 261/QĐ-BKHCN năm 2023, công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:

TCVN 3890:2023: Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí;

• TCVN 13657-1:2023: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy phun sương áp suất cao – Phần 1: Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

Lưu ý: Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn này, phải áp dụng quy định có yêu cầu cao hơn.

Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể thì nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Bộ về phòng cháy và chữa cháy.

2. Lợi ích của việc tuân thủ quy định về tiêu chuẩn PCCC

Tuân thủ các quy định về PCCC không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn tạo môi trường làm việc an toàn, tăng uy tín và hình ảnh trong mắt đối tác và khách hàng.

    • An toàn con người: Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn

   • Bảo vệ tài sản: Giảm thiểu thiệt hại về tài sản trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra

   • Tăng uy tín và hình ảnh: Doanh nghiệp tuân thủ quy định PCCC sẽ tạo uy tín cao trong mắt đối tác và khách hàng

   • Giảm chi phí bảo hiểm: Hệ thống PCCC hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí bảo hiểm do nguy cơ hỏa hoạn thấp hơn

3. Các quy định về tiêu chuẩn PCCC đối với văn phòng mới nhất (căn cứ theo TCVN 3890:2023 và các tiêu chuẩn viện dẫn liên quan)

3.1. Trang bị hệ thống báo cháy tự động đối với văn phòng

Thiết bị báo cháy tự động (automatic fire alarms device) là thiết bị tự động phát hiện và cảnh báo cháy bằng âm thanh. Các thiết bị báo cháy tự động khi được lắp đặt trong cùng một khu vực và công trình phải được liên kết với nhau, đảm bảo tất cả cùng phát tín hiệu báo cháy khi có một thiết bị được kích hoạt.

Sơ đồ Nguyên Lý Hệ Thống Báo Cháy Thông Thường
Hệ thống báo cháy tự động cần đảm bảo:

• Phải có khả năng phát hiện đám cháy trong thời gian ngắn nhất
• Phát đi tín hiệu cảnh báo chính xác và nhanh chóng
• Cần đảm bảo độ tin cậy của bộ báo cháy tự động

Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động được quy định tại TCVN 5738 và TCVN 7568.

3.2. Trang bị đầy đủ bình chữa cháy tại các tòa nhà văn phòng

Theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3890:2009, các khu vực dễ xảy ra cháy nổ phải được trang bị bình cứu hỏa. Cần bố trí một bình cứu hỏa trong khoảng cách từ 50 – 150m2. Ngay cả khi có hệ thống chữa cháy tự động, vẫn cần trang bị bình cứu hỏa nhỏ. Điều này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và tài sản trong trường hợp cháy xảy ra. Đặc biệt, các vị trí quan trọng trong tòa nhà cần được đặt ít nhất 2 bình cứu hỏa. Mật độ bình cứu hỏa cần được điều chỉnh tùy theo mức độ nguy hiểm của khu vực:

      • Mức độ nguy hiểm thấp: từ 150m2/bình
      • Mức độ nguy hiểm trung bình: 75m2/bình
      • Mức độ nguy hiểm cao: 50m2/bình

bình cứu hỏa

Bình chữa cháy được bố trí theo thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5 TCVN 7435-1. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ.

Bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức và được bố trí tại:

• Nơi mà những người theo đường thoát nạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng;
• Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi;
• Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có cấu trúc giống nhau.

Căn cứ điều kiện thực tế của nhà và công trình, có thể lắp đặt ở mặt tường hoặc treo trên trần nhà, với chiều cao thích hợp sao cho đảm bảo diện tích bảo vệ hữu hiệu theo công bố của đơn vị sản xuất. Trong bất kỳ trường hợp nào phải đảm bảo khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần nhà là không quá 40 cm.

3.3. Trang bị cửa chống cháy và lối thoát hiểm an toàn

Ở các tòa nhà văn phòng, đặc biệt là tòa nhà cao tầng, lối thoát hiểm an toàn là yếu tố cần thiết. Cửa trong các lối thoát hiểm như hành lang tầng, phòng chờ và sảnh luôn phải được mở. Tòa nhà văn phòng hạng A yêu cầu ít nhất 2 lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn và chỉ những tòa nhà đáp ứng đủ yêu cầu này mới được cấp giấy phép hoạt động.

cửa chống cháy và cửa thoát hiểm

Với các tòa nhà cao từ 15m trở lên, cửa lối thoát hiểm phải được làm từ vật liệu chống cháy. Cửa vào và ra của buồng thang bộ phải có cơ chế tự đóng và khe cửa cần được kín chặt. Các cánh cửa trong buồng thang bộ phải có khả năng mở trực tiếp ra bên ngoài và không thể tự đóng lại, không cần kín khe cửa. Các cửa trong lối thoát hiểm của các gian phòng và hành lang cần là loại cửa chống cháy, có khả năng tự động đóng và kín chặt khe cửa.

3.4. Thiết kế họng nước đặt cố định trong tòa nhà văn phòng

Họng nước chữa cháy (Hose reel) là tổ hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt, trang bị sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy. Đối với tòa nhà cao tầng, cần phải bố trí 1-2 họng nước chữa cháy ở vị trí cố định. Lưu lượng nước tại các họng nước này phải đạt ít nhất 2,5 lít/giây. Vị trí đặt họng nước nên nằm gần lối đi, hàng lang, sảnh của tòa nhà để dễ dàng tiếp cận. Tâm của họng nước cần nằm cách mặt sàn 1,25m để đáp ứng tiêu chuẩn.

họng nước cứu hỏa, họng nước chữa cháy

Mỗi họng nước chữa cháy phải được trang bị van khóa vững chắc. Đầu họng nước cần có lăng phun nước và cuộn vời mềm theo chiều dài, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995.

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà có thể bố trí độc lập hoặc kết hợp với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước. Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động.

Trên đây là các quy định về tiêu chuẩn PCCC mới nhất được tổng hợp từ Idesko. Để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện và duy trì hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn.

Idesko mang đến giải pháp thiết kế và thi công nội thất văn phòng vượt trội, tối ưu chi phí và phù hợp mọi nhu cầu sử dụng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Cùng đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn và chế độ bảo hành, bảo trì tận tâm, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tổng thể, từ Fitout, M&E, Furniture cho đến hạng mục thiết kế, thi công, nghiệm thu hồ sơ phòng cháy chữa cháy, đảm bảo đem đến một không gian làm việc sang trọng, hiệu quả cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

• Hotline: 091 119 9929
• Điện thoại: (024) 3514 6801
• Email: hong.tran@idesko.com.vn
• Đăng ký nhận tư vấn: https://forms.gle/Tr4m93EoeQ5Ryjqn8