10 Nguyên Tắc Thiết Kế Văn Phòng Mở Không Phải Ai Cũng Biết

Nguyên tắc thiết kế văn phòng mở đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh làm việc linh hoạt và đề cao sự kết nối, mô hình văn phòng mở ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ giúp tiết kiệm diện tích, loại bỏ những rào cản truyền thống, thiết kế văn phòng mở còn góp phần nâng cao tinh thần làm việc nhóm và sáng tạo. Tuy nhiên, để tận dụng hết tiềm năng của không gian mở, doanh nghiệp cần nắm rõ và áp dụng các nguyên tắc thiết kế văn phòng mở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ 10 nguyên tắc cốt lõi để tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, tiện nghi và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Tổng hợp 10 nguyên tắc thiết kế văn phòng mở
Tổng hợp 10 nguyên tắc thiết kế văn phòng mở

1. Văn phòng mở là gì?

Văn phòng mở là mô hình thiết kế không gian làm việc hạn chế tối đa việc sử dụng tường hoặc vách ngăn cố định. Thay vào đó, các khu vực chức năng được bố trí liên thông, liền mạch nhằm khuyến khích sự kết nối, giao tiếp và cộng tác giữa các bộ phận và nhân viên.

Khác với văn phòng truyền thống thường chia nhỏ không gian bằng tường gạch hoặc vách kín, thiết kế mở mang lại sự linh hoạt, thông thoáng và tối ưu chi phí thi công cũng như vận hành.

Dự án thiết kế văn phòng mở thực hiện bởi Idesko
Dự án thiết kế văn phòng mở thực hiện bởi Idesko

Hiện nay, một số mô hình văn phòng mở phổ biến có thể kể đến như:

  • Không gian làm việc chung (open desk): Nhân viên sử dụng bàn làm việc theo khu vực mở, không cố định chỗ ngồi.
  • Đảo làm việc theo nhóm: Bàn được sắp xếp thành cụm để tăng tính tương tác giữa các thành viên.
  • Không gian linh hoạt: Có thể tái cấu trúc, di chuyển nội thất hoặc phân khu tùy theo mục đích sử dụng.

2. Ưu và nhược điểm của văn phòng mở

Văn phòng mở ngày càng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhờ khả năng tạo ra môi trường làm việc năng động, kết nối và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ rệt, mô hình này cũng tiềm ẩn một số thách thức cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Ưu điểm:

  • Tăng khả năng kết nối và giao tiếp giữa nhân viên, thúc đẩy làm việc nhóm hiệu quả hơn.
  • Khơi gợi sự sáng tạo, tinh thần cởi mở và chia sẻ trong môi trường làm việc.
  • Tối ưu hóa không gian và tiết kiệm chi phí nhờ loại bỏ vách ngăn cố định.
  • Tăng tính linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh bố cục theo quy mô hoặc nhu cầu sử dụng.
Ưu và nhược điểm của văn phòng mở
Ưu và nhược điểm của văn phòng mở

Nhược điểm:

  • Thiếu sự riêng tư, dễ gây phân tán trong các công việc cần sự tập trung cao.
  • Tiếng ồn là vấn đề phổ biến nếu không có giải pháp tiêu âm hiệu quả.
  • Khó kiểm soát năng suất làm việc khi nhân sự chưa quen với môi trường mở.

Để tận dụng hiệu quả mô hình văn phòng mở, doanh nghiệp cần áp dụng các nguyên tắc thiết kế để cân bằng giữa tính kết nối và sự riêng tư, giữa không gian linh hoạt và môi trường làm việc tập trung. Khi được thiết kế bài bản, văn phòng mở sẽ trở thành bệ phóng cho hiệu suất và sự đổi mới trong tổ chức.

3. 10 nguyên tắc thiết kế văn phòng mở không phải ai cũng biết

3.1 Xác định mục tiêu sử dụng và quy mô nhân sự

Trước khi bắt đầu thiết kế, cần xác định rõ chức năng văn phòng, số lượng nhân sự, và cách thức làm việc chính. Không gian mở cần phản ánh đúng nhu cầu thực tế thay vì chỉ chạy theo xu hướng.

Xác định quy mô nhân sự và mục đích sử dụng
Xác định quy mô nhân sự và mục đích sử dụng

3.2 Tối ưu ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là yếu tố quan trọng trong thiết kế văn phòng mở. Nên bố trí bàn làm việc gần cửa sổ, sử dụng vách kính trong để tối ưu nguồn sáng, đồng thời tạo cảm giác thoáng đãng và thân thiện với môi trường.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên trong văn phòng mở
Tận dụng ánh sáng tự nhiên trong văn phòng mở

⮞ Xem thêm: 30+ mẫu thiết kế văn phòng xanh – Mang thiên nhiên vào không gian làm việc

3.3 Phân chia không gian khoa học

Dù là không gian mở, việc phân chia khu vực vẫn cần được thực hiện 1 cách khéo léo. Có thể dùng cây xanh, tủ sách, kệ mở hoặc thảm trải sàn để phân tách các nhóm làm việc mà không gây cảm giác tách biệt.

Phân chia không gian trong thiết kế văn phòng mở
Phân chia không gian trong thiết kế văn phòng mở

3.4 Giảm tiếng ồn và đảm bảo tập trung

Nên sử dụng các vật liệu tiêu âm như trần thả, vách tiêu âm hoặc thảm để hạn chế tiếng ồn. Các booth làm việc cá nhân, phone booth cũng là giải pháp hiệu quả cho nhu cầu tập trung cao độ.

Thiết kế các không gian tập trung trong văn phòng mở
Thiết kế các không gian tập trung trong văn phòng mở

3.5 Thiết kế linh hoạt, dễ di chuyển

Sử dụng bàn ghế có bánh xe, thiết kế module, nội thất đa năng để không gian có thể dễ dàng thay đổi theo quy mô hoặc hình thức làm việc khác nhau như họp nhóm, workshop, đào tạo…

Văn phòng mở với thiết kế linh hoạt
Văn phòng mở với thiết kế linh hoạt

3.6 Thiết kế các khu vực hỗ trợ

Ngoài khu làm việc, nên bố trí thêm các không gian hỗ trợ như khu thư giãn, pantry, phone booth, hoặc khu sáng tạo. Điều này giúp cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tăng trải nghiệm nhân viên.

Thiết kế không gian thư giãn trong văn phòng mở
Thiết kế không gian thư giãn trong văn phòng mở

3.7 Ứng dụng công nghệ văn phòng thông minh

Hệ thống chiếu sáng tự động, cảm biến điều hòa, đặt phòng họp trực tuyến, màn hình trình chiếu không dây… là những yếu tố giúp văn phòng mở trở nên hiện đại và tiện lợi hơn.

Ứng dụng công nghệ trong văn phòng mở
Ứng dụng công nghệ trong văn phòng mở

⮞ Xem thêm: Smart Office là gì? Chức năng và lợi ích của văn phòng thông minh

3.8 Đảm bảo yếu tố ergonomics (công thái học)

Ghế ngồi công thái học, bàn làm việc điều chỉnh độ cao, màn hình đúng tầm mắt… giúp bảo vệ sức khỏe và tăng hiệu suất làm việc lâu dài.

Thiết kế văn phòng mở đảm bảo công thái học
Thiết kế văn phòng mở đảm bảo công thái học

⮞ Xem thêm: Ergonomic là gì? Ứng dụng ergonomic trong thiết kế văn phòng

3.9 Đồng bộ hình ảnh thương hiệu trong thiết kế

Thiết kế văn phòng cần thể hiện được tinh thần thương hiệu qua màu sắc, chất liệu, hình ảnh, thông điệp… Điều này góp phần tạo ấn tượng mạnh với khách hàng và gắn kết nhân viên.

Đồng bộ hình ảnh thương hiệu trong thiết kế
Đồng bộ hình ảnh thương hiệu trong thiết kế

3.10 Linh hoạt nâng cấp và mở rộng khi cần thiết

Ngay từ đầu, nên dự trù khả năng mở rộng hoặc tái cấu trúc không gian nếu doanh nghiệp tăng quy mô. Thiết kế module và dễ tháo lắp sẽ giúp tiết kiệm chi phí cải tạo sau này.

Linh hoạt nâng cấp và mở rộng văn phòng
Linh hoạt nâng cấp và mở rộng văn phòng

⮞ Xem thêm: 50+ mẫu thiết kế văn phòng mở hiện đại, tiện nghi

4. Hình ảnh thiết kế văn phòng mở đẹp và hiệu quả do Idesko thực hiện

Dưới đây là một số mẫu thiết kế văn phòng mở tiêu biểu do Idesko thiết kế cho các khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Các dự án đều tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thiết kế văn phòng mở, đảm bảo tối ưu công năng, hình ảnh thương hiệu và ngân sách đầu tư.

⮞ Xem thêm: Tổng hợp các dự án Idesko đã thực hiện

5. Kết luận

Tuân thủ các nguyên tắc thiết kế văn phòng mở là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt và hiệu quả. Một văn phòng mở được thiết kế đúng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dễ mở rộng và mang lại trải nghiệm làm việc tích cực cho nhân viên.

Liên hệ Idesko để được tư vấn miễn phí các giải pháp thiết kế và thi công văn phòng mở phù hợp với mô hình doanh nghiệp của bạn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến không gian làm việc tối ưu nhất cho doanh nghiệp Việt.

Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Hoàn Mỹ (IDESKO)

▸ Địa chỉ: Tầng 2, số 9 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

▸ Hotline: 0911 199 929

▸ Email: tranhong.idesko@gmail.com

▸ Zalo: 0911 199 929

▸ Đăng ký nhận tư vấn tại đây

▸ Website: https://idesko.com.vn/

▸ Facebook: Indesko Interior